Low code, No Code là gì? Khái niệm cơ bản về Low code, No code

 Chào các bạn,

Cùng với sự phát triển CNTT ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các phương pháp phát triển phần mềm mới ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Trong đó nổi bật lên là Low Code và No code. 

Trong bài viết này, mình sẽ truyền đạt tới các bạn các khái niệm cơ bản nhất về Low code, No Code, điểm mạnh, điểm yếu cũng như các platform mạnh nhất đang hỗ trợ 2 khái niệm này. Let's Go.

1. Low code, No code là gì? Khái niệm cơ bản về low code, no code 

Ở phần này, chúng ta hãy cùng làm rõ, Low code, No code là gì.

No code là gì

Low code là phương pháp phát triển phần mềm mà ở đó developer không cần kiến thức chuyên môn về coding, programing để có thể phát triển phần mềm. Flatform đã support sẵn một số template/function nên developer có thể phát triển các ứng dụng đơn giản, ở quy mô nhỏ.

Low code là gì

Low code là phát triển hệ thống với một số lượng source code rất ít (so với phươn g pháp phát triển hệ thống truyền thống - hoàn toàn bằng code). Low code chú trọng tới việc module hóa các thành phần trong hệ thống, từ đó hướng tới việc tái sử dụng các module này nhằm hạn chế coding và đảm bảo hệ thống có thể mở rộng trong tương lai.

2. Tại sao low code, no code lại nổi lên trong thời gian gần đây?

Như các bạn đã biết, xu hướng Digital Transformation (DX - chuyển đổi số) đang là xu hướng chủ đạo trong ngành công nghiệp phát triển phần mềm thời gian gần đây. Các doanh nghiệp áp dụng DX thay vì order các công ty IT hỗ trợ DX, với No code và low code, họ có thể tự áp dụng chuyển đổi số trong công ty một cách hiệu quả với chi phí thấp. 

Ngoài việc chi phí cao hơn, các công ty IT khi hỗ trợ chuyển đổi số còn cần một thời gian nhất định để hiểu rõ doanh nghiệp, đặc điểm công ty, cách làm việc giữa các phòng ban, nghiệp vụ của doanh nghiệp, từ đó thời gian cần để chuyển đổi số cũng nhiều hơn.

Với No code, low code, chính các nhân viên người đang đảm nhận các công việc trong công ty có thể tự lên ý tưởng và phát triển các tool, ứng dụng để hỗ trợ công việc, từ đó tăng năng suất công việc lên. 

3. Điểm mạnh của low code, no code

Điểm mạnh của No code

  • Ai cũng có thể phát triển hệ thống theo ý muốn của bản thân
Với No code, developer không cần kiến thức chuyên môn về coding nên ai cũng có thể tạo ứng dụng, tool theo ý muốn của mình.
  • Không cần development team
Thông thương, khi phát triển một hệ thống, ứng dụng, cần có một team developer đảm nhận công việc phân tích yêu cầu, coding, testing ... Nhưng với No code, các doanh nghiệp sẽ không cần một team developer riêng mà vẫn có thể phát triển tool, ứng dụng theo ý muốn.

Điểm mạnh của Low code

  • Phát triển hệ thống một cách nhanh chóng
Nhiều platform Low code hiện nay hỗ trợ phát triển hệ thống, tool với một số lượng tối thiểu sourcode. Từ đó quá trình phát triển hệ thống trở nên nhanh chóng hơn. Việc sửa đổi, thay thế chức năng cũng như nâng cấp chức năng hiện có cũng được thực hiện nhanh hơn.
  • Có thể liên kết với các hệ thống đang có
Các platform phát triển low code hiện tại đã có các chức năng liên kết với hệ thống đang có sẵn. Từ đó, developer có thể phát triển các hệ thống mới sử dụng dữ liệu hoặc thông tin người dùng của hệ thống cũ (một trong những yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp lớn muốn chuyển đổi số).

4. Điểm yếu của low code, no code

Điểm yếu của No code

  • Không thể phát triển các hệ thống có quy mô lớn
Do không viết code, nên các hệ thống phức tạp có quy mô lớn không thể được phát triển bằng No code platform. No code platform chỉ hỗ trợ một số kiểu chứng năng cố định nên các chứng năng gần như không thể vượt ra ngoài giới hạn này.
  • Các tính năng có thể phát triển bị giới hạn bởi platform
Với đặc điểm phụ thuộc lớn vào platform, No code không có được sự tự do như cách phát triển thông thường. Ví dụ, với cách phát triển hệ thống cũ, chỉ cần thêm cost, dãn deadline thì các chức năng mới có thể được thêm vào. Nhưng với No code, điều này gần như không thể nếu platform không hỗ trợ.

Điểm yếu của Low code

  • Bị giới hạn khi phá triển các tính năng
Không giới hạn tuyệt đối như No code, nhưng Low code cũng bị giới hạn rất nhiều khi phát triển hệ thống phụ thuộc vào platform. Vì vậy khi muốn sửa hay thêm mới chức năng phức tạp, chúng ta cần kiểm tra support của platform.
  • Security bị giới hạn bởi platform
Hệ thống được phát triển bởi low code sẽ được chạy trên chính platform này, vì vậy security sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào platform. Dù muôn, developer cũng khó có thể can thiệp để nâng cao security cho hệ thống.

5. Điểm cần chú ý khi lựa chọn platform phát triển low code, no code

  • Platform được chọn có hỗ trợ các chứng năng/mục đích sử dụng phù hợp hệ thống cần phát triển
Hiện có một số platform No code, Low code ra đời với các mục đích, hỗ trợ phát triển các hệ thống khác nhau. Vì vậy, sau khi làm rõ yêu cầu hệ thống, list các chứng năng, chúng ta cần lựa chọn flatform phù hợp vơi yêu cầu đó.
  • Security đáp ứng được nhu cầu
Do security phụ thuộc vào platform, nên tùy theo mức độ bảo mật của hệ thống, chúng ta sẽ lựu chọn platform phù hợp. Hầu hết các platform hiện nay đều đảm bảo security ở mức cơ bản, tuy nhiên nếu muốn nâng cao hơn thì cần các platform hỗ trợ ở mức cao hơn.
  • Có support cả mobile
Không phải tất cả các platform đều hộ trợ mobile, nên nếu có nhu cầu phát triển mobile trong tương lai, hãy chú ý tới các platform hỗ trợ mobile.

6. Các flatform mạnh nhất hỗ trợ low code, no code

Kintone

Là một sản phẩm của Cybozu (một công ty lớn ở Nhật). Kintone có sẵn tới 100 template hỗ trợ phát triển hệ thống, nên tùy theo nhu cầu việc phát triển có thể thực hiện một cách nhanh chóng. 
Việc cần làm chỉ là chọn template và customize theo ý muốn và hệ thống đã sẵn sàng để sử dụng.

Outsystems

Outsystems được ra đời ở Bồ Đào Nha năm 2001 hiện có trụ sở chính tại Massachusetts tại Mỹ. Outsystems có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời, tuy nhiên gần đây cùng với trend DX, Outsystems đang được chú ý tới.
Mình có 1 loạt bài giới thiệu về các chứng chỉ của Outsystems, các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.

Microsoft Power App

Sử dung macro của Excel, cho phép người dùng kéo thả để tạo ra các xử lý logic ở bên trong app. Microsoft Power App hiện đang được cung cấp qua license của Microsoft 365. (Chắc ít bạn đang dùng)

Salesforce Lightling Platform

Một nên tảng Low code đang được chú ý tới khá nhiều thời gian gần đây. Và hiện có khá nhiền dự án tại Nhật đang bắt đầu triển khai sử dụng salesforce như platform chính.
Salesforce tập trung vào mảng CRM (customer relationship managerment) nên khá mạnh ở mảng này.

7.Kết

Cùng với sự phát triển của CNTT trên thế giới, chúng ta đang dần tiến tới việc phổ cập Coding mà ở đó, những người không có kiến thức chuyên môn vẫn có thể phát triển hệ thống. Đây là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược của nhân loại. 
Kintone, Outsystems cũng các platform Low code, No code đang dần hoàn thiện hơn để hỗ trợ xu hướng này.
Nắm bắt được điều này, các bạn lập trình viên có thể đón đầu xu hướng từ đó phát triển được carrerpath của bản thân.
Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn làm low-code, no code cùng mình, hãy liên hệ với mình ở đây.
Cảm ơn các bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi Outsystems có khó không? Kinh nghiệm thi OutSystems - Outsystems Associate Reactive Developer

Chứng chỉ Outsystems là gì? Gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm và giá tiền