Thi Outsystems có khó không? Kinh nghiệm thi OutSystems - Outsystems Associate Reactive Developer

 Xin chào mọi người,

Hôm nay mình xin chia sẻ về một chủ đề liên quan tới Low-code, cụ thể ở đây là Outsystems.

1. Thi Outsystems có khó không?

Qua quá trình học, ôn thi, kết luận của mình là kỳ thi Outsystems Associate Reactive Developer không quá khó, nhất là với các bạn đã có base lập trình các ngôn ngữ Web như PHP, Python, Java ...

Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bạn chỉ cần dành vài giờ để hiểu qua khái niệm về Outsystems mà có thể Pass được kỳ thi này.

Học là một quá trình và dưới đây, mình sẽ chia sẽ các bước học để pass được kỳ thi Outsystems Associate Reactive Developer.

Về các loại chứng chỉ Outsystems, level và giá từng loại, mình có tổng hợp vào một bài viết tại đây.

2. Quá trình ôn luyện trước khi thi

Bước 1:

Đầu tiên các bạn cần vào trang chủ của Outsystems để download tài liệu của kỳ thi Outsystems Associate Reactive Developer. Link các bạn có thể xem ở đây.

https://www.outsystems.com/certifications/


Khi download về, bạn có thể xem thông tin cụ thể về kỳ thi outsystem ở trong file dưới đây. Outsystems hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, nhưng với dân IT, chắc tiếng anh vẫn dễ đọc, dễ hiểu nhất.

Associate Reactive Developer Certification Detail Sheet - EN.pdf

Ở đây bạn có thể tìm được đầy đủ thông tin về kỳ thi, thời gian thi, điểm đỗ, sườn đề bài ra trong bài thi... Trong đó, các bạn nên đặc biệt chú ý tới phần sườn đề bài, số lượng câu hỏi cho từng phần.

Khi có các thông tin này, bạn sẽ biết cần phải tập trung nhiều hơn cho các phần nào trong bài giảng ở bước 2.

Bước 2:

Sau khi kiểm tra được thông tin này, các bạn có thể học miễn phí theo link dưới đây. Hầu hết các câu hỏi ra trong đề thi sẽ được nhắc đến trong bài học.

https://www.outsystems.com/training/paths/18/Becoming+a+Reactive+Web+Developer/

Mỗi bài giảng ở đây gồm 3 phần:

  • Lý thuyết
  • Thực hành mẫu + hướng dẫn thực hành
  • Quiz
  • Bài tập thực hành

Khi học, các bạn chú ý ghi chép lại các điểm quan trọng, được nhấn mạnh trong từng phần bải giảng lý thuyết, vì các câu hỏi trong đề thi chỉ suất hiện trong các bài giảng này. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý làm hết phần thực hành, nghiền ngẫm lại chứ không chỉ làm theo hướng dẫn trong file.

Phần Quiz khá khó nếu các bạn chỉ xem 1 lần, nên nếu làm sai, các bạn cũng đừng lo lắng quá, cứ học tiếp đi nhé.

Các bạn nên lập kế hoạch để học khóa này trước khi đi thi, ví dụ mỗi ngày học một section trong khóa. Thực sự kiến thức trong bài giảng cũng không quá khó, các bạn chỉ cần kiên trì trong 1 khoảng thời gian là có thể cày hết được khóa này.

Bước 3:

Sau khi học hết các bài trong khóa trên, các bạn nên kiểm tra lại kiến thức bằng cách làm đề thi thử trong phần tài liệu down ở phần 1.

Associate Reactive Developer Sample Exam - EN.pdf

1 điểm cần chú ý ở đây là các bạn cần hiểu rõ tại sao các đáp án này là các đáp án đúng. Mình sẽ có 1 bài riêng để giải đáp các câu hỏi trong bộ đề thi thử này.

Giải đáp sample example Associate Reactive Developer

Ngoài ra các bạn cũng nên làm 1,2 lượt theo bộ đề dưới đây. Bộ đề này nhằm mục đích kiểm tra, giúp bạn nhận ra phần kiến thức còn yếu của bản thân để ôn tập lại trước khi thi.


Tới đây, nếu các bạn đã làm hết đề thi, hiểu lý do các đáp án được chọn thì ... ĐI THI THÔI.

Có 2 options là thi ở trung tâm và thi online tại nhà. Các bạn chọn và làm theo hướng dẫn là ok. Do giám thị là người nước ngoài nên chỉ có thể dùng tiếng anh để giao tiếp nếu các bạn chọn làm để thi online.

Một số lưu ý khi làm bài thi online, mình đã tổng hợp vào bài viết này, các  bạn có thể tham khảo thêm.

Do Outsystems mới nổi thời gian gần đây nên các sample questions, dump questions còn khá ít cho các bạn luyện tập, vì vậy các bạn chỉ có thể đỗ bằng thực lực của mình.

3. Một số điểm cần lưu ý khi ôn thi

  • Dục tốc bất đạt
Hãy dành tối thiểu 2 tuần học, ôn tập trước khi đi thi. 
Mình hiểu cảm giác muốn sớm đi thi để lấy chứng chỉ, tuy nhiên học là một quá trình. Chúng ta cần thời gian  để có thể ngấm được các kiến thức đã học. Vì vậy, hãy lên kế hoạch học, ôn thi với một thời gian thích hợp, tránh đi thi khi chưa trang bị đủ kiến thức từ đó gây lãng phí tiền thi. 
  • Chú trọng nhiều hơn vào kiến thức
Đỗ chứng chỉ là một mục tiêu quan trọng, tuy nhiên thông qua việc học, kiến thức chúng ta tích lũy được cũng quan trong không kém. Khi học, ôn thi đừng chỉ tập trung vào việc làm sao để pass kỳ thi, mã hãy tập trung hơn vào việc nắm vững các khái niệm, hiểu rõ bản chất đằng sau của các khái niệm đó. Việc này sẽ giúp ích nhiều hơn cho các bạn trong chặng đường sau này.

4. Tổng kết

Gần đây khái niệm low-code đã dần trở nên quen thuộc và trở thành xu hướng (trend) mới của giới IT trong thời gian gần đây. Mình cũng có một bài viết riêng về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.

Nếu có các chứng chỉ low-code mà cụ thể là Outsystems, cơ hội công việc, đặc biệt ở thị trường Nhật sẽ mở rộng hơn với các bạn.

Do đó, hôm nay đã chia sẻ quá trình học của minh để thi đỗ chứng chỉ Outsystems Associate Reactive Developer - bước đầu tiên để chinh phục Outsystems (bạn cần chứng chỉ bậc associate này để có tư cách thi các level tiếp theo).

Cảm nhận cá nhân của mình thì kỳ thi Associative reactive web có kiến thức không quá khó, đúng với level associative. Chỉ cần chăm chỉ và có lộ trình rõ ràng, mình tin các bạn sẽ PASS.

Cuối cùng, công ty mình hiện đang cần tuyển rất nhiều vị trí IT, cả ở Việt Nam và Nhật Bản. 

Nếu cần trợ giúp hay muốn làm việc cùng với mình, hãy liên lạc với mình qua các kênh dưới đây. Công ty mình đang tuyển rất nhiều vị trí SE tại Nhật.

Chúc các bạn thi tốt.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng chỉ Outsystems là gì? Gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm và giá tiền