Các lỗi thường gặp khi phỏng vấn onsite - Kinh nghiệm phỏng vấn onsite

 Xin chào,

Gần đây, Nhật Bản đã mở cửa trở lại sau covid, số lượng các bạn SE từ Việt Nam sang Nhật tăng lên một cách nhanh chóng. Đi cùng với đó là số lượng các buổi phỏng vấn SE, BrSE, onsite cũng tăng lên.

Hôm nay mình sẽ đưa ra một số lời khuyên về phỏng vấn onsite của các công ty IT Việt Nam, các lỗi các bạn hay gặp phải khi phỏng vấn onsiter.

Với kinh nghiệm đã từng phỏng vấn rất nhiều các bạn ứng viên Việt Nam, hi vong bài viết của mình sẽ giúp ích cho các bạn đang có nguyện vọng làm BrSE, onsiter tại Nhật Bản.

Về việc phỏng vấn đi onsite, có 2 hình thức phỏng vấn chính. 

1. Phỏng vấn với các Manager người Việt đang làm việc ở Nhật hoặc ở Việt Nam

2. Phỏng vấn trực tiếp với khách hàng người Nhật

Trong bài viết này mình sẽ trình bày về cách phỏng vấn với Manager người Việt. 

Hình thức phỏng vấn trực tiếp với khách hàng Nhật, mình đã trình bày trong một bài viết ở đây. Mời các bạn tham khảo.

Let's Go.

1. Cách tiếp cận buổi phỏng vấn onsite

Điều đầu tiên chúng ta nên chú ý là tâm thế tiếp cận buổi phỏng vấn. Đây cũng là điều mình hay nói với ứng viên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. 

Cách tiếp cận buổi phỏng vấn onsite

Ứng viên có nguyện vọng tìm công việc phù hợp với mức lương hợp lý, ngược là phía công ty tuyển dụng có mong muốn tìm được người phù hợp với công việc đang có với budget đang có. Vì vậy, bản chất cuộc phỏng vấn là quá trình kiểm tra mong muốn của 2 bên có phù hợp với nhau không

Với tinh thần như vậy, các bạn hãy tự tin tham gia vào buổi phỏng vấn.

Ngoài ra, với mục tiêu là tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân, chúng ta cũng nên thành thật trả lời các câu hỏi của phía tuyển dụng

Vì nếu chúng ta nói quá nên về năng lực của bản thân hoặc mức lương hiện có, dù có Pass qua phỏng vấn, có thể chúng ta cũng không tìm được công việc như mong muốn, từ đó không phát huy được năng lực bản thân, cuối cùng là phải đi tìm công việc mới.

Vì cả 2 bên phải dành thời gian (nguồn lực) để tham gia phỏng vấn, nên với một mindset tốt, các bạn có thể chưa Pass nhưng sẽ để lại ấn tượng tốt với phía công ty tuyển dụng. Ngược lại các bạn cũng có thể có đánh giá của riêng mình cho phía công ty tuyển dụng.

2. Các lỗi thường gặp khi trả lời phỏng vấn

  • Trả lời dài dòng, không đúng trọng tâm

Như mình có trình bày ở phần trước, mục đích của phía tuyển dụng là tìm được người phù hợp với công việc của công ty nên phần lớn thời gian, phía công ty sẽ thông qua việc hỏi đáp để kiểm tra năng lực của các bạn có phù hợp với yêu cầu của công việc hiện có hay không.

Vì vậy, câu trả lời của các bạn nên tập trung vào trực tiếp vào câu hỏi.

Ví dụ nếu phía tuyển dụng hỏi bạn có kinh nghiệm lập trình JAVA hay không? Các bạn chỉ nên trả lời là có hoặc không. Không nên dài dòng kể lể đã làm bao nhiêu PJ JAVA, làm như thế nào ... 

Vì có thể phía tuyển dụng chỉ muốn hỏi về 1 dự án JAVA dài nhất bạn đã từng làm, hoặc 1 Framework cụ thể như Spring Boot mà không muốn nghe tất cả các dự án của bạn.

Phía tuyển dụng, nhất là đội kỹ thuật thường khá bận và không có nhiều thời gian để nghe câu trả lời của bạn. Hãy cố gắng trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi.

  • Trả lời không thành thật

Đây cũng là một trong những lỗi hay mắc phải khi phỏng vấn onsite. Đứng trên phương diện công ty tuyển dụng, mình sẽ đánh giá rất thấp ứng viên mắc phải lỗi này nếu phát hiện được. 

Lý do là để làm việc được cùng nhau cần một sự tin tưởng vào đồng nghiệp, cấp dưới. Nếu không, effort của người quản lý sẽ chỉ là đi kiểm tra xem cấp dưới báo cáo có chân thực không, đây là một sự lãng phí không cần thiết.
  • Không đặt câu hỏi cho phía tuyển dụng

Với mục đích tìm kiếm công việc phù hợp, việc không đặt câu hỏi về công việc cho phía công ty giống như bạn đang phó mặc tương lai vào tay người khác. 
Dù không biết sẽ Pass hay Fail, hãy mạnh đạn đặt câu hỏi cho phía công ty tuyển dụng về công việc của phía công ty.

Ví dụ, công ty đang tuyển vị trí SE C# khu vực Tokyo. 

Hãy đặt câu hỏi về dự án có ai đang làm chưa? Trình độ của các bạn đó như thế nào. Mong muốn của công ty cho vị trí đang tuyển dụng này như thế nào? Khách hàng này có đặc điểm ra sao, là khách hàng mới hay là khách hàng lâu năm của công ty rồi? ...

Nếu phía công ty không trả lời được những câu hỏi này, có thể là dự án chưa chắc chắn sẽ chạy hoặc công ty muốn tuyển để backup cho khách hàng khác. 

Qua những thông tin này, các bạn sẽ có đánh giá về công việc sắp tới cũng như các kỹ năng cần có để đáp ứng được công việc này. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác cho tương lai của mình.

Ví dụ các bạn mới sang Nhật muốn học hỏi thêm, nhưng công ty lại đang tuyển vị trí onsite BrSE cho khách hàng mới và khách hàng chỉ đang cần 1 người. Nếu vào vị trí này, chắc chắn các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn do ngồi một mình phía khách hàng, có ít sự trợ giúp từ phía công ty, đồng nghiệp.

3. Tiếng Nhật

Phần này, phía công ty tuyển dụng sẽ muốn kiểm tra năng lực tiếng Nhật của các bạn, đặc biệt ở 3 kỹ năng là nghe, nói và đọc. Phần lớn các câu hỏi sẽ được hỏi bằng tiếng Nhật, chủ đề câu hỏi khá đa dạng từ gia đình, công việc cũ tới dự án đang làm, role trong dự án ...

Tuy nhiên có một số câu hỏi đặc trưng mà có khả năng cao các bạn sẽ gặp khi phỏng vấn. Hãy luyện tập thật nhuần nhuyễn các câu hỏi này. Một mặt để giúp ích cho buổi phỏng vấn, một mặt thông qua việc luyện nói, trình độ tiếng Nhật của các bạn sẽ tăng lên.

  • Câu hỏi giới thiệu bản thân (自己紹介)
Với câu hỏi này các bạn nên giới thiệu ngắn gọn quê quán, trường đại học đã tốt nghiệp, số năm kinh nghiệm đi làm và các vị trí đã từng làm.
  • Giới thiệu dự án đang làm (hoặc dự án tâm đắc nhất)
Giới thiệu business của dự án, role đã làm trong dự án. Nếu làm Dev thì các bạn đã dev module nào, module đó đóng vai trò gì...
  • Kinh nghiệm lead team
  • Kinh nghiệm communication (meeting, email) bằng tiếng Nhật với khách hàng

Với kỹ năng đọc, thường các bạn sẽ được cho một nội dung email hay requirement của một dự án và được yêu cầu đọc bằng tiếng Nhật nội dung này. Sau đó là dịch nội dung email. 

Mục đích là kiểm tra khả năng đọc hiểu của các bạn. Phần này khá khoai nếu không hiểu rõ văn cảnh của email hay requirement nên trước khi đọc, hãy hỏi phía tuyển dụng các thông tin cần thiết để có thể đọc cũng như dịch một cách mượt mà nhất

4. Kỹ thuật

Phần này phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tế đi làm của các bạn, mình cũng không biết khuyên gì hơn.

Hãy dành thời gian hệ thống lại các dự án các bạn đã làm, vai trò trong dự án, các phase đã từng join. 

Từ đó tìm kiếm các điểm mạnh nhất, tâm đắc nhất của mình để có thể thuyết phục phía công ty tuyển dụng. Hãy đảm bảo các bạn hiểu các technique các bạn đã dùng trong các dự án.

Ngoài ra, còn một điểm các bạn lên lưu ý, điểm này mình thấy các bạn ứng viên còn yếu khá nhiều, đó là kỹ năng viết tài liệu. Từ tài liệu basic design, detail design tới testing. Đây là một điểm cộng lớn cho các bạn ứng viên. Với mindset viết tài liệu tốt, các bạn sẽ có mindset nhìn vấn đề một cách có hệ thống và bài bản, từ đó có cái nhìn bao quát hơn.

Ví dụ, nếu các bạn đã tứng viết tài liệu basic design, các bạn sẽ hiểu cần xem xét các thành phần gì khi thiết kế hệ thống. Ví dụ như Database, Architechture, Communication giữa các module, Input/Output của hệ thống ...

Hay nếu các bạn đã từng viết tài liệu test, các bạn sẽ hiểu làm sao để cover hết các case có thể xảy ra, từ đó đảm bảo System không xảy ra lỗi.

5. Kết

Phỏng vấn là quá trình tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực bản thân. Quá trình luyện tập trước phỏng vấn là quá trình hệ thống hóa kiến thức và nâng cao năng lực của bân thân. 

Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào việc chuẩn bị này. Hãy cố gắng trong từng task được giao, hiểu kỹ hiểu sâu vấn đề, technique cũng như trau dồi tiếng Nhật hàng ngày. 

Với mindset đó, mình tin các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh và tìm được công việc onsite đúng nguyện vọng ở Nhật.

Nếu các bạn còn chưa hiểu rõ vềviệc đi onsite, được gì mất gì hãy xem bài phần tích của mình ở đây.

Cuối cùng, công ty mình hiện đang cần tuyển rất nhiều vị trí IT, cả ở Việt Nam và Nhật Bản. 

Nếu cần trợ giúp hay muốn làm việc cùng với mình, hãy liên lạc với mình qua các kênh dưới đây.

Xin chào và chúc các bạn thành công. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi Outsystems có khó không? Kinh nghiệm thi OutSystems - Outsystems Associate Reactive Developer

Chứng chỉ Outsystems là gì? Gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm và giá tiền