Xin chào mọi người,
Khi đi làm IT, chắc các bạn cũng đã nghe ở đâu đó khái niệm onsite, onsiter hoặc chính các bạn cũng đang là onsite. Vậy onsite, onsiter là gì? Làm onsite thì được lợi gì và mất gì?
Ở bài này, ở bài này mình sẽ giới thiệu về khái niệm onsite. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu khi đi làm onsite. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn khách quan về onsite, một nhánh của IT engineer.
Let's Go.
1. Onsite là gì?
Onsite là một hình thức làm việc mà nhân viên sẽ không làm việc tại công ty của mình mà được cử sang làm việc tại một công ty khách - đang cần người.
Hình thức này đặc biệt phổ biến trong ngành IT, do đặc tính của dự án - cần một số lượng người lớn trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu các công ty quyết định tuyển người, thì sau khi hết dự án, số lượng nhân sự này cần được sắp xếp lại vào các dự án mới. Nếu không có dự án sẽ vẫn phải trả lương cho nhân viên. Vì vậy, hình thức onsite như là một giải pháp để hạn chế rủi ro nhân sự cho phía công ty nhận onsite.
Hiện có 2 hình thức onsite chính:
Thường các bạn sẽ được cử đi onsite ở các tập đoàn lớn như Viettel, Vin ...
Phần lớn onsiter Việt Nam hiện đang onsite tại thị trường Nhật - do đặc thù thiếu lao động của thị trường này. Ngoài ra, gần đây còn một số thị trường tiềm năng như Euro hay Mỹ
Dù làm việc onsite ở trong nước hay nước ngoài, hình thức này vẫn có một số đặc điểm nhất định, mình sẽ trình bày ở dưới đây.
2. Điểm mạnh khi đi onsite
2.1 Được làm việc ở nhiều môi trường khác nhau
Dù làm onsite trong nước hay nước ngoài, bạn cũng sẽ có cơ hội được làm việc ở nhiều môi trường doanh nghiệp khác nhau. Các bạn cũng được tiếp xúc với các quy trình làm việc của các doanh nghiệp này, từ đó có đánh giá cho từng công ty và có cái nhìn tổng quan về ngành IT ở trong nước cũng như nước ngoài.
Các kinh nghiệm này sẽ được biệt hữu ích cho careerpath của các bạn, đặc biệt khi các bạn muốn chuyển việc sau này.
2.2 Dễ được tuyển dù ít kinh nghiệm
Điều này phần nhiều đúng cho thị trường Nhật. Do đặc thù thiếu lao động và văn hóa đào tạo nhân viên, các công ty Nhật sẵn sàng tuyển bạn làm onsiter nếu như các bạn thể hiện một tinh thần cầu tiến, không ngại vất vả.
Điều này sẽ được thể hiện trong buổi phỏng vấn tuyển onsite.
Về vấn đề này, mình đã có một bài viết riêng về kinh nghiệm phỏng vấn onsiter Nhật Bản, các bạn có thể tham khảo thêm
tại đây.
Đây cũng là cơ hội tốt cho các bạn mới ra trường hoặc các bạn mới chuyển ngành có cơ hội tiếp xúc, làm việc ở một nước phát triển như Nhật Bản.
2.3 Không cần OT nhiều
Do bản chất onsite là dịch vụ cung cấp sức lao động, nên thời gian làm việc phần lớn đã được quy định trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên công ty. Nếu vượt quá thời gian này, công ty nhận onsite sẽ cần trả tiền OT cho công ty onsite.
Vì lý do này, thời gian làm việc của các bạn sẽ được kiểm soát khá chặt chẽ, và việc OT sẽ ít khi xảy ra nếu dự án không gặp trục chặc gì quá lớn. Vì điều này sẽ làm phát sinh chi phí ngoài dự kiến cho công ty nhận onsite.
2.4 Đước gặp gỡ nhiều người, có nhiều mối quan hệ
Khi đi onsite, các bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, mở rộng các mối quan hệ. Trong đó, người quản lý trực tiếp của các bạn thường là những người rất giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, vì vậy các bạn có thể học hỏi rất nhiều từ những người này. Qua đó phát triển carrerpath nhanh hơn so với việc chỉ ngồi ở công ty và làm việc với một một số người nhất định.
Ngoài ra, các mối quan hệ này còn tốt cho các bạn về lâu về dài. Nếu các bạn đi onsite và nhân được sự đánh giá cáo của công ty khách hàng, sau này khi muốn chuyển việc, cơ hội được vào các công ty lớn với mức lương cạnh tranh sẽ cao hơn.
3. Điểm yếu khi đi onsite
3.1 Cần liên lệ cả 2 phía công ty khi có vấn đề phát sinh
Khi ốm đau hoặc muốn xin nghỉ đột suất, các bạn sẽ phải liên hệ với cả 2 phía công ty. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy phiền phức và mất thời gian.
Ngoài ra, vấn đề tính ngày công, ngày phép cũng như thời gian làm OT cũng sẽ phức tạp hơn do các bạn cần xác nhận từ cả 2 phía. Nếu quy trình làm việc giữa 2 công ty có vấn đề hoặc chưa rõ ràng, bạn sẽ là người chịu thiệt nhất - khi mất thời gian giải trình cho cả 2 phía công ty.
3.2 Khó skillup nếu thời gian onsite ngắn và thay đổi liên tục
1 lời khuyên cho các bạn đi onsite là chúng ta lên đi 1 công ty ít nhất 1 năm để phát huy các điểm mạnh của việc đi onsite.
Với thời gian onsite ngắn từ 3-6 tháng, rất khó để các bạn hiểu được văn hóa công ty khách hàng cũng như quy trình làm việc. Mặt khác, về mặt kỹ thuật các bạn cũng sẽ không tích lũy được nhiều do thời gian làm việc quá ngắn.
Hãy nhớ lại các lần đi phỏng vấn, nếu các bạn nêu kinh nghiệm làm C# hay Java chỉ 3-6 tháng thì công ty tuyển dụng sẽ nghĩ sao?
So với việc 1 năm đi 2 công ty onsite, mình nghĩ các bạn chỉ nên cố gắng ở một công ty để tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm và có đánh giá khách quan nhất cho công ty onsite này, trước khi chuyển sang công ty onsite mới.
Ngoài ra, các mối quan hệ cũng cần thời gian để xây dưng, 1-2 năm là thời gian lý tưởng khi đi onsite tại 1 công ty.
3.3 Ít được training (tùy công ty)
Do rằng buộc thời gian làm việc ở công ty khách hàng, onsiter ít khi có cơ hội được join các khóa training của phía công ty so với các bạn làm tại công ty.
Nếu có training, các khóa này thường diễn ra vào cuối tuần hoặc sau giời làm việc chính thức ở công ty khách hàng. Điều này vô tình gây khó cho các bạn onsiter.
Tất nhiên, nếu các bạn có thể sắp xếp được thời gian để thì vẫn có thể được training ở phía công ty của mình.
Có một số ít công ty nhỏ, không muốn đầu tư thời gian, công sức tiền bạc vào việc training cho nhân viên nâng cao kỹ năng, các bạn cũng cần chú ý điểm này để lựu chọn công ty phù hợp.
3.4 Không có cảm giác là một member của công ty
Do liên tục onsite ở công ty khách hàng và chỉ liên hệ với sếp, hoặc bộ phận hành chính, onsiter ít có cảm giác là nhân viên công ty chủ quản.
Việc ngồi onsite vô tình sẽ khiến các bạn có ít bạn bè ở công ty chính, điều này sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm ở event của công ty, ví dụ như team building hay đi du lịch công ty, liên hoan cuối năm ...
Phần nào các bạn sẽ thấy lạc lõng, ít bạn, ít kết nối và không hứng thú ở các sự kiện như thế này. Và sau này, khi nhận được offer ở nơi nào đó cao hơn, quyết định nghỉ việc thường cũng dễ dàng và ít rằng buộc hơn.
4. Khi nào nên đổi công ty onsite
4.1 Khi cảm thấy không phát triển được bản thân
Khi đi onsite khách hàng, nhưng các technique đang được sử dụng đã trở nên quá quen thuộc với các bạn. Công ty khách hàng cũng không còn nhiều điều mới mẻ (thường là do đã onsite trong một thời gian dài). Đây là lúc bạn nên đề suất với công ty hoặc sales về việc đổi công ty onsite.
Trước đó, hãy chuẩn bị đầy đủ lý do để có thể thuyết phục sếp/sales cho bạn đổi công ty onsite.
Thường sẽ mất một thời gian để công ty tìm được vị trí onsite mới, phù hợp với mong muốn và năng lực của các bạn.
Nếu sales hứa nhưng sau một thời gian nhất định (thường là 3-6 tháng) mà vẫn không tìm được công việc phù hợp cho bạn. Đây là lúc nên xem xét nghỉ việc để tìm một công ty, ví trí mới phù hợp với bản thân.
Do tập khách hàng của sales/sếp là hạn chế, nếu sau 3-6 tháng mà không có công việc onsite mới, khả năng cao là bạn sẽ không kiếm được công việc như yêu cầu. Việc ngồi lại trờ đợi thơi là không cần thiết.
Ở thời điểm này, các bạn có thể bày tỏ thẳng thắn quan điểm với sếp/sales để tìm được hướng đi phù hợp hơn.
4.2 Khi muốn phát triển carrerpath
Do làm công việc onsite, năng lực của các bạn khó được thể hiện với công ty của mình mà chỉ được đánh giá qua comment của khách hàng.
Điều này sẽ khiến bạn khó được đưa nên các vị trí cao hơn như quản lý (manager). Thường khi số lượng onsite ở công ty khách hàng bạn tăng lên, là người onsite có nhiều kinh nghiệm nhất, bạn sẽ có thể được đưa lên vị trí onsite leader. Tuy nhiên đây là một vị trí không ổn định, do khi khách hàng kết thúc dự án hay giảm onsiter, bạn có thể phải về công ty của mình và làm lại từ đầu ở một công ty onsite mới.
5. Kết
Đi onsite khá vui và thú vị, bạn sẽ được tiếp xúc học hỏi ở nhiều môi trường khác nhau, từ đó trưởng thành hơn so với các bạn chỉ ngồi ở văn phòng.
Tuy nhiên, có nhiều bạn không thích cảm giác đổi môi trường làm việc thường xuyên và cảm thấy bị strees. Hãy cân nhắc không đi onsite nếu bạn thuộc nhóm này.
Qua bài phân tích của mình ở trên, chắc các bạn cũng hiểu phần nào onsite là gì, điểm mạnh điểm yếu của việc đi onsite.
Chúc các bạn có định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.
Cuối cùng, công ty mình hiện đang cần tuyển rất nhiều vị trí IT, cả ở Việt Nam và Nhật Bản.
Nếu cần trợ giúp hay muốn làm việc cùng với mình, hãy liên lạc với mình qua các kênh dưới đây.
Chúc các bạn thành công trên con đường của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét