Onsiter hay bị đánh giá thấp? 5 cách tăng đánh giá của sếp dành cho onsiter

Xin chào các bạn,

Đọc blog của mình có nhiều bạn onsite Nhật, các bạn vẫn hay băn khoan về việc đã đóng góp rất nhiều cho công ty khách hàng nhưng vẫn không được công ty đánh giá cao.

Ngoài ra, cũng có nhiều bạn còn thấy mơ hồ các tiêu chí đánh giá onsite.

Vậy làm sao để được công ty đánh giá cao? Onsiter cần làm gì ngoài việc chuyên môn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của mình dưới đây.

Nếu các bạn còn chưa rõ onsite là gì? Điểm mạnh điểm yếu của việc đi onsite, hãy tham khảo qua bài viết của mình ở đây.

1. Các công việc chính của onsiter



Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cùng thống nhất mindset về công việc của một onsiter.
  • Làm việc được khách hàng giao
  • Report (tình hình các bạn onsite mới, công việc cá nhân, nghỉ phép ...)
  • Sales cho công ty

1.1 Làm việc được khách hàng giao

Do đặc thù làm việc tại công ty khách hàng, nên nhiệm vụ chính của chúng ta là hoàn thành các công việc được giao từ phía khách hàng. Đây là công việc mà mình nghĩ là bạn onsite nào cũng hiểu và làm được. 

1.2 Report

Đây là một bước khó hơn, khi ngoài làm tốt công việc của thân, các bạn onsite còn có thể nắm vững, hỗ trợ và report về tình hình công việc của các bạn onsite cùng công ty mới vào. Qua đó, phía công ty sẽ nắm được tình hình và có thể có những điều chỉnh kịp thời.

1.3 Sales cho công ty

Đây là bước cuối, cũng là việc khó nhất mà các sếp luôn muốn onsiter làm khi ngồi ở phía khách hàng. 
Ngoài việc làm tốt công việc của mình, và hỗ trợ các bạn khác, khi có cơ hội, onsiter chính là người sales cho công ty một cách tốt nhất.
Vậy làm sao để sales được cho phía công ty, mình sẽ trình bày ở các phần tiếp theo.

2. Nắm bắt thông tin nhân sự phía khách hàng


Thi thoảng, khi ở phía công ty khách hàng, các bạn có thể thấy khách hàng than thở về việc thiếu người hay có người sắp nghỉ việc.

Hoặc một trường hợp khác là chính các bạn đồng nghiệp ở công ty khách hàng nói về việc sắp nghỉ.

Đây chính là cơ hội tốt để chúng ta ghi điểm với công ty.
Nếu khách hàng than thở về việc thiếu người, hãy nói với khách rằng bạn có thể hỏi sales/sếp để thu xếp người cho khách.

Có thể lần đầu, các bạn thấy chưa quen, hơi ngượng mồm khi nói với khách hàng như vậy. Nhưng nếu làm được điều này, dần dần, các bạn sẽ lấy được lòng tin từ phía khách hàng và phía công ty.

Nếu các bạn thấy đồng nghiệp ở công ty khách hàng kêu sắp nghỉ, hãy hỏi họ về người sẽ thay thế họ. Nếu chưa có, hãy báo ngay cho sales/sếp để công ty có thể propose người một cách nhanh chóng.

Khi doanh thu tăng lên nhờ công của bạn, chắc chắn đánh giá của công ty dành cho bạn sẽ khác hoàn toàn.

3. Báo cáo tình hình công việc các bạn onsiter mới


Có nhiều bạn đang onsite một mình, nhưng mình nghĩ phần lớn là các bạn onsite theo team hoặc 2 - 3 người làm các dự án khác nhau.

Đặc biệt là các bạn onsite mới vào, thường do chưa quen công việc, văn hóa công ty mới nên thường gặp khó khăn thời gian đầu. Đặc biết là communication nếu onsie công ty Nhật.

Thời điểm này, các bạn rất dễ bị khách hàng claim. 
Nếu bạn đã onsite được một thời gian và dành được sự tin tưởng nhất định từ phía khách hàng, sẽ dễ rơi vào trường hợp khách hàng than thở với bạn về onsite mới.
Trong trường hợp này, tuyệt đối không nên nói điều gì không hay về bạn mới, hãy bình tĩnh báo với khách hàng rằng bạn sẽ thông tin về phía công ty để xử lý. Đây là phương án tốt nhất thời điểm này.

Nhiều khách hàng ngại không muốn feedback trực tiếp về phía công ty nên muốn thông qua bạn để thống báo. Nhưng người Nhật ngại nói thẳng nên hay đi đường vòng. Hãy hiểu ý họ và đưa ra câu trả lời họ muốn.

4. Nắm bắt cơ hội tăng onsite

Nếu làm được một thời gian ở phía khách hàng, có thể các bạn đã nhận được những câu hỏi đại loại như.
Công ty cháu có làm được cái này không? Cái kia không?
Tất nhiên với lượng thông tin hạn chế về khả năng của công ty, các bạn rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác. Nhiều khi để chắc chắn và không muốn mệt người, nhiều bạn sẽ trả lời là không.
Tuy nhiên đây là một cơ hội tốt để tăng onsite cho công ty cũng như tăng đăng giá của các sếp dành cho bạn.
Hãy trả lời với khách hàng rằng bạn sẽ confirm với sales/sếp/công ty về vấn đề này và trả lời lại sau. Sau đó nhanh chóng báo cáo với sếp về thông tin này.
Nếu được hãy hỏi thêm về deadline, số lượng người mong muốn, kỹ thuật cần ... tùy tình huống để có thể report một cách rõ ràng hơn.

Ngoài ra, còn một kiểu hỏi khách của khách hàng là cháu có làm được cái này không?
Phần lớn các bạn khi được hỏi như này đều cố gắng tránh phải làm một việc không đâu. Tuy nhiên đây là một cơ hội để tăng người.
Hãy trả lời lại rằng bạn làm được nhưng tăng người hỗ trợ có được không?

Điểm quan trọng ở đây là, hãy luôn ít thức được việc tăng người onsite là một trong những cách nhanh nhất tăng vị thế cũng như đánh giá của công ty dành cho bạn.

5. Report kịp thời

Nhiều bạn ngồi phía khách hàng, hằng ngày không gặp mặt sếp, không làm việc cùng nên không rõ điều gì cần report, điều gì không.
Thực ra, chính vì không làm việc cùng nên nội dung report của các bạn sẽ là một trong những khía cạnh để các sếp đưa ra đánh giá.
Vậy cần report những gì? Mình có tổng hợp dưới đây
  • Ốm đâu, bệnh tật, nghỉ phép 
  • Dự án (bạn đang làm) mở rộng thêm người, thu nhỏ giảm người
  • Dự án mới sắp start/ dự án sắp end
  • Tình hình tăng giảm nhân sự của công ty khách hàng
  • Tình hình các bạn onsite mới vào(đặc biệt là khi có trouble hoặc có vẻ sắp bị claim)
  • Các bạn onsite từ công ty khác sắp nghỉ

6. Kết

Sau khi đọc xong, có thể nhiều bạn sẽ không muốn làm vì không phù hợp với bản thân. Mình cũng vậy.
Tôi là dev, tại sao tôi lại phải lo những việc của sales, tại sao phải lo tăng doanh thu cho công ty?
Tuy nhiên đây là mối qua hệ 2 chiều, khi bạn tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho công ty, tự nhiên vị thế của bạn với công ty cũng tăng lên. Từ đó lương thưởng cũng sẽ tăng theo.
Ngược lại, dù bạn làm tốt công việc được khách giao tới đâu, nhưng doanh thu bạn tạo ra không tăng, thì thật khó để công ty có thể tăng lương cho bạn.
Thay đổi lại mindset, mình tin các bạn sẽ thành công.

Cuối cùng, công ty mình hiện đang cần tuyển rất nhiều vị trí IT, onsite, cả ở Việt Nam và Nhật Bản. 

Nếu cần trợ giúp hay muốn làm việc cùng với mình, hãy liên lạc với mình qua các kênh dưới đây.

Chúc các thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi Outsystems có khó không? Kinh nghiệm thi OutSystems - Outsystems Associate Reactive Developer

Chứng chỉ Outsystems là gì? Gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm và giá tiền