Onsiter muốn đổi khách hàng thì cần làm gì? Các bước đổi khách hàng cho onsiter
Xin chào các bạn,
Khi làm một onsiter IT ở Nhật, sẽ có nhiều trường hợp các bạn muốn đổi khách hàng. Có rất nhiều nguyên nhân cho việc này như công việc nhàm chán, khách hàng khó tính, bản thân không phát triển được.
Vậy cần làm gì để có thể chuyển việc một cách thuận lợi, không làm ảnh hưởng lợi ích tới các bên liên quan. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
![]() |
Onsiter muốn thay đổi khách hàng |
Mục lục[Ẩn]
1. Các lý do muốn chuyển khách hàng
- Quan hệ với khách hàng không tốt
- Cảm giác một mình, không được support
- Không được đánh giá đóng góp đúng từ phía công ty
- Công việc không đúng mong muốn carrerpath
1.1 Quan hệ với khách hàng không tốt
Một trong những lý do khiến nhiều bạn onsiter muốn chuyển việc là do quan hệ với phía khách hàng không tốt.
Nguyên nhân thì có thể đến từ nhiều phía, do tiếng Nhật chưa tốt dẫn tới communication có vấn đề, không hiểu nhau.
Cũng có thể do khách hàng không nhiệt tình giải thích, hỗ trợ trong công việc mà chỉ muốn ép tiến độ, làm cho thật nhanh, OT quá nhiều ...
Hoặc có thể là cả 2 nguyên nhân trên.
Một vấn đề thường suất phát từ nhiều phía, hãy xem lại bản thân để tìm cách cải thiện trước khi nghĩ tới việc đổi công ty. Vì nếu vấn đề nằm ở cá nhân, thì thay đổi công ty onsite cũng không giải quyết được vấn đề của bạn.
1.2 Cảm giác một mình, không được hỗ trợ
Do cơ cấu team phía khách hàng không tốt nên có nhiều bạn onsiter rơi vào trường hợp gặp khó khăn nhưng không biết hỏi ai.
Công việc thì ngày qua ngày nhàm chán, tới giớ là về không gây được kích thích cho bản thân.
Dù đã tích cực giao tiếp nhưng không được đồng nghiệp người Nhật phản hồi tích cực.
Hoặc phía công ty không có các action để hỗ trợ nâng cao kỹ năng công việc, không có sự support phù hợp khi các bạn gặp vấn đề ...
1.3 Không được công ty ghi nhận
Do có đặc thù làm việc ở công ty khách hàng, nên sếp trực tiếp ít có cơ hội nhìn thấy những đóng góp của onsiter cho công ty khách hàng cũng như công ty.
Từ đó, công ty thường ghi nhận các đánh giá từ phía công ty khách hàng mà ko quan tâm tới phản hồi của nhân viên dù có trường hợp đánh giá từ phía khách hàng còn tư một phía, chưa đúng với thực tế ...
Nếu các bạn quan tâm tới việc tăng đánh giá từ phía công ty, có thể tham khảo bài viết của mình tại đây.
1.4 Công việc không đúng mong muốn carrerpath
Bạn mong muốn làm backend nhưng lại bị đưa vào dự án frontend. Bạn muốn nâng cao kỹ năng test, design nhưng lại được assign cho công việc dev. Bạn muốn làm AI nhưng lại được đưa vào dự án nhúng.
Thực trạng này thường xảy ra khi ngay từ đâu, các bạn onsiter không đưa ra định hướng rõ ràng với công ty, thậm chí có thể từ chối đi onsite nếu gặp dự án không phù hợp.
2. Các bước để đổi khách hàng onsite
Khi gặp các vấn đề nêu trên và có nguyện vọng thay đổi khách hàng onsite, bạn nêu làm theo các bước sau.
2.1. Đề đạt nguyện vọng với sếp/sales
Các điểm cần chú ý ở đây là
- Cần nêu lý do một cách rõ ràng, mạch lạc
- Cần thể hiện mong muốn một cách mạnh mẽ
Đây là một bước khá nhạy cảm. Về căn bản sales/sếp sẽ không muốn sắp xếp bạn sang công ty mới do sẽ mất thời gian cho bạn khi chờ công việc mới, mất công sắp xếp lại người và còn cần thảo luận với khách hàng khá nhiều.
Trên quan điểm đó, bạn cần đưa ra một lý do thật sự thuyết phục để có sếp/sales chấp nhận và tiến hành các bước tiếp theo giúp bạn.
Ngoài ra, bạn cần thể hiện nguyện vọng một cách dứt khoát rõ ràng, nếu bạn thể hiện thái độ mơ hồ, không rõ ràng, khả năng cao sẽ bị ép ở lại khách hàng hiện tại.
2.2 Chuẩn bị cho kế hoạch transfer công việc theo chỉ định
Thường sau khi đề đạt nguyện vọng muốn đổi khách hàng, sau khoảng từ 1~3 tháng, công ty sẽ giải quyết cho các bạn onsiter.
Cho tới thời điểm được đổi khách, bạn nên cố gắng chuẩn bị cho các plan transfer cho người thay thế bạn. Từ đó công việc sẽ mượt mà hơn và không ảnh hưởng tới các bên liên quan.
Để làm được điều này, cần sự giúp đỡ của khách hàng cũng như phía công ty. Hãy thảo luận với khách hàng về kế hoạch transfer để nắm bắt mong muốn phía khách hàng, từ đó quá trình chuyển việc sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
3. Giải pháp khác
Suy nghĩ giải pháp nghỉ công ty, chuyển sang một công ty mới.
Sau khi đề đạt nguyện vọng tới sếp/sales nhưng nhận được các phản hồi không tích cực hoặc công ty không thể hiện thiện chí muốn đổi khách cho bạn.
Đây là thời điểm suy nghĩ tới việc đổi công ty, do nếu bạn có tiếp tục ở lại thì kỳ vọng được đổi khách hàng theo ý muốn là không cao, ngược lại sẽ bị stress do công việc và do chờ đợi đổi việc.
Khi có kế hoạch này, bạn cũng cần xem sét các công ty ứng tuyển có đáp ứng được mong muốn công việc của bạn không. Hãy đừng ngần ngại mà làm rõ điểm này trong quá trình phỏng vấn công việc mới. Điều này sẽ tốt cho cả bạn và công ty ứng tuyển để có thể làm việc lâu dài, đúng nguyện vọng.
4. Kết
Công việc là một phần của cuộc sống. Một công việc phù hợp với bản thân sẽ khiến bạn vui vẻ, hào hứng và muốn đi làm. Ngược lại một công việc không phù hợp sẽ làm cuộc sống nhiều stress và khó khăn hơn. Nhất là khi chúng ta đang ở một đất nước xa lạ.
Khi muốn chuyển việc hay suy nghĩ lại về nguyên nhân và công ty mong muốn chuyển tới để có cái nhìn rõ ràng hơn cho tương lại.
Nếu các bạn muốn chuyển việc hoặc cần lời khuyên hãy liên hệ với mình tại đây.
Chúc các bạn luôn có một carrerpath tốt và phù hợp với bản thân.
Nhận xét
Đăng nhận xét