Mô hình kinh doanh của công ty offshore

 Xin chào các bạn.

Chắc hẳn nếu trải nghiệm trong ngành IT ở Việt Nam đủ lâu, các bạn cũng sẽ mường tượng được phần nào mô hình hoạt động/kinh doanh của các công ty offshore ở Việt Nam.

Tuy nhiên, do không có thông tin, tài liệu nào mô tả cụ thể về mô hình kinh doanh này, nên nhiều bạn còn mơ hồ, chưa thực sự hiểu rõ.

Qua bài phân tích này, hy vọng mình sẽ làm rõ được cho các bạn, mô hình kinh doanh của các công ty offshore ở Việt Nam.

Về căn bản, các công ty offshore có 2 mô hình kinh doanh chính là onsiter/haken(tại nước sở tại) và offshore(tại việt nam).

Trong phần dưới đây mình sẽ phân tích cụ thể 2 mô hình kinh doanh này.

1. Mô hình Onsiter/Haken



Mô hình kinh doanh đầu tiên và cũng phổ biến nhất là hô mình onsiter hay haken.
Trong bài Sales IT bên Nhật làm gì? Tất cả về nghề sales IT mình cũng có giới thiệu qua mô hình này.
Bản chất của mô hình này là công ty chủ quản sẽ cung cấp các kỹ sư (SE) cho các công ty đối tác có nhu cầu, và thu lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa tiền lương, thưởng, thuế phí của kỹ sư với số tiền nhận được từ đối tác hàng tháng.

Khác với haken, các kỹ sư theo mô hình onsiter là nhân viên chính thức của công ty chủ quản. Trong khi đó, haken là hợp đồng phái cử (hợp đồng tạm thời). Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng này là với hợp đồng haken, kỹ sư nhận lương theo giờ. Khi không làm việc ở công ty khách hàng hoặc trong thời gian chờ công việc mới, kỹ sư sẽ không nhận được lương.

Ví dụ, A ký hợp đồng haken với công ty X. Công ty X cử A làm việc cho công ty Y trong 3 tháng. Nếu sau 3 tháng, công ty X không ký tiếp hợp đồng với công ty Y hoặc không tìm được công việc mới cho A, thì A sẽ không được hưởng lương.

Vậy haken cũng như onsiter có phải là bóc lột sức lao động?


Nhiều bạn có ác cảm với mô hình này, và lúc đầu mình cũng cảm thấy như vậy, vì có cảm giác rằng công ty chủ quản đang bóc lột sức lao động của các kỹ sư. Tuy nhiên, khi suy nghĩ thấu đáo, mình nhận thấy rằng công ty chủ quản cũng mang lại giá trị cho cả kỹ sư và công ty khách hàng bằng cách kết nối nhu cầu tuyển dụng với người lao động. Nhờ đó, các kỹ sư có việc làm và thu nhập ổn định.

Ngoài ra, công ty chủ quản còn phải quản lý nhân sự (ngày công, lương thưởng,...), đóng bảo hiểm và tìm công việc mới cho kỹ sư khi hết hợp đồng ở công ty khách hàng. Với các kỹ sư onsiter, khi không có việc, công ty vẫn trả lương cho họ. Vì vậy, mình cho rằng đây là mối quan hệ hợp tác "win-win" thay vì chỉ có lợi cho phía công ty chủ quản.

Công ty có lãi nhiều từ haken không?


Câu trả lời phụ thuộc vào khả năng bán hàng (sales) của công ty chủ quản. Nếu sales có thể bán kỹ sư với giá cao, thì công ty sẽ có được lợi nhuận lớn từ phần chênh lệch (margin). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, nhiều công ty không thu được lợi nhuận lớn từ mảng này. Thậm chí, có công ty chấp nhận lỗ để đầu tư vào mảng offshore béo bở hơn.

Các công ty IT Nhật có mô hình haken, onsiter này không?

Câu trả lời của mình là có, thậm chí là rất phổ biến.

Đến đây các bạn đã có khái niệm phần nào về mô hình kinh doanh này rồi đúng không? Chúng ta đi tiếp tới mảng thứ 2 của các công ty IT Việt Nam ở Nhật.

Làm sao để đi onsiter/haken với mức lương cao?

Như đã đề cập ở trên, công ty chỉ có thể trả lương cao nếu họ bán bạn với giá cao. Ngoài việc học tập, trau dồi thêm kỹ năng, hãy chọn các công ty lớn, có danh tiếng và khả năng bán hàng tốt. Những công ty này sẽ có đơn giá cao hơn, từ đó có thể trả lương cao hơn cho bạn.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, có một số mảng mới như SAP được thị trường mặc định là khó hơn, vì vậy có giá cao hơn. Hãy thường xuyên cập nhật thị trường qua các trang tuyển dụng như Indeed để có định hướng phát triển bản thân phù hợp.

Đến đây, bạn đã có phần nào khái niệm về mô hình kinh doanh này rồi đúng không? Chúng ta tiếp tục với mô hình thứ hai của các công ty IT Việt Nam ở Nhật Bản.

2. Mô hình Offshore



Mô hình offshore về bản chất là mô hình onsiter/haken nhưng các kỹ sư làm việc online tại Việt Nam với quy mô nhóm từ vài người đến hàng trăm người. Các team này thường được thuê để thực hiện các nhiệm vụ mà khách hàng Nhật yêu cầu, như phát triển phần mềm (dev), kiểm thử (test), viết tài liệu thiết kế chi tiết (detail design), và đôi khi là bảo trì hệ thống.

Tại sao lại thuê người ở Việt Nam mà không làm ở Nhật

Một lợi thế rõ ràng khi thuê nhân lực tại Việt Nam là chi phí thấp hơn nhiều so với ở Nhật. Theo kinh nghiệm của mình, chi phí thuê nhân lực tại Việt Nam thường chỉ bằng 1/2 đến 2/3 so với chi phí thuê tại Nhật, bao gồm cả kỹ sư Nhật Bản và kỹ sư Việt Nam làm việc onsite. Sự khác biệt lớn về chi phí này giúp các công ty Nhật tối ưu hóa ngân sách, đặc biệt trong các dự án dài hạn hoặc quy mô lớn.

Ngoài yếu tố chi phí, việc thuê offshore còn giúp các công ty Nhật giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân sự, một thách thức lớn trong bối cảnh thị trường lao động Nhật Bản đang gặp khó khăn vì dân số già hóa và nguồn cung lao động công nghệ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đối với những dự án ngắn hạn hoặc có tính biến động cao, việc thuê offshore còn giúp các công ty tránh được rủi ro liên quan đến tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, điều này có thể tốn kém và không hiệu quả.

Công ty lãi nhiều từ offshore không?

Lợi nhuận từ mô hình offshore thường dao động từ 30% đến 50% sau khi trừ các chi phí như trả lương cho nhân viên trong team, chi phí mặt bằng cố định, và các chi phí vận hành khác. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều công ty có thể thu được lợi nhuận rất cao từ mô hình offshore, đặc biệt là khi dự án kéo dài hoặc có khối lượng công việc lớn.

Một số công ty thậm chí chấp nhận hy sinh mảng onsite (chịu lỗ) để tập trung vào offshore, bởi họ nhận thấy rằng lợi nhuận từ offshore không chỉ ổn định mà còn dễ dàng mở rộng quy mô hơn. Offshore không chỉ là một cách để giảm chi phí, mà còn là chiến lược giúp công ty tăng trưởng nhanh chóng trong thị trường cạnh tranh.

Sale offshore có khó không?

Việc bán dịch vụ offshore thực sự khó khăn hơn nhiều so với bán dịch vụ onsite/haken. Khách hàng thường có tâm lý lo ngại về chất lượng công việc khi giao phó một phần quan trọng của dự án cho một team làm việc từ xa. Họ cũng lo ngại về việc thiếu sự kiểm soát trực tiếp và sự khác biệt về văn hóa có thể ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.

Tuy nhiên, một khi niềm tin đã được xây dựng, mô hình offshore có thể mang lại những hợp đồng lớn và lâu dài. Để đạt được điều này, nhiều công ty thường bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ onsite/haken, từ đó xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng trước khi đề xuất giải pháp offshore. Việc có nhân viên onsite tại công ty khách hàng trong giai đoạn đầu giúp làm dịu bớt những lo ngại của khách hàng và tạo đà cho việc triển khai offshore sau này.

Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, nhiều công ty đã nhận ra tiềm năng của việc kết hợp các mô hình làm việc linh hoạt, kết hợp giữa onsite và offshore để tối ưu hóa cả về chi phí lẫn hiệu quả công việc.

Xin thay cho lời kết ở đây.
Nếu các bạn có thắc mắc, có thể liên hệ với mình ở đây, mình sẽ bổ xung thêm vào blog cho đầy đủ.

Ngoài ra, các bạn muốn tìm hiểu thêm về offshore, onsite có thể xem thêm tại đây.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi Outsystems có khó không? Kinh nghiệm thi OutSystems - Outsystems Associate Reactive Developer

Chứng chỉ Outsystems là gì? Gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm và giá tiền